Petchoy 2: Bí mật chụp sản phẩm đồ ăn cho Pet
Nhãn hàng: Petchoy
Agency: M—Associates
Photographer: Wingchan
Stylist: Meo Thuỳ Dương
Phần 2: Chụp sản phẩm Pate tươi Petchoy
Petchoy là một thương hiệu đồ ăn cho pet hoàn toàn của người Việt nhưng như bạn thấy đó, hình ảnh và thiết kế chuyên nghiệp như các brand của nước ngoài nè. Và M—N Associates là agency rất chuyên nghiệp mà mình luôn làm việc cùng chính là người xây dựng nhận diện thương hiệu cho Petchoy.
Dưới đây là một số hình mình đã làm việc với photographer anh Wingchan. Để hình ảnh có chất lượng như vâỳ tất nhiên bước đầu tiên mình phải tìm hiểu thật kĩ sản phẩm, định hướng hình ảnh của thương hiệu cũng như nghiên cứu identity của brand Petchoy.
Nghiên cứu và styling texture của sản phẩm
Dưới đây là hơn 20 Mẫu pate mình nhận được và cần được test texture trước. Mình phân loại tất cả các loại theo dòng sản phẩm, sau đó đánh dấu lại cho đỡ nhầm lẫn. Phần lớn texture rất giống nhau nên bài toán đặt ra là tuỳ theo nguyên liệu đặc trưng để highlight. Thông qua qúa trình trông có vẻ bới lông tìm vết này, mình đã biết được cấu thành của một sản phẩm, công thức cũng như tỷ lệ của nó.
Vì là đồ ăn nên mình cần trữ tươi và bảo quản ở nhiệt độ tốt nhất để trước khi lên hình có sự chỉn chu. Trong quá trình vận chuyển nếu studio quá xa so với nhà mình, hoặc thời gian chờ để đưa được đồ vào tủ lạnh do tắc đường cũng có khả năng làm ảnh hưởng tới chất lượng đồ ăn.
Một sự cố không hi hữu, đồ mình order về bị bể. Vì hàng tận bên Trung Quốc nên có feedback cũng chẳng làm gì được với lại ngày chụp cận kề rồii. Để ship đồ mới về cần hơn 2 tuần chờ đợii. Giải pháp cấp bách là photoshop từ màu này của tô sang một màu khác.
Trước khi chụp hình, mình và team sẽ sắp xếp các hộp pate theo thứ tự tên gọi để giúp lựa chọn nhanh hơn. Vì thời gian eo hẹp nên các bạn trong team M_N cũng giúp mình nhiều việc lặt vặt
Mình ngồi hàng giờ để có thể hoàn thiện 20 mẫu pate một ngày sau đó tiếp tục chụp các hạng mục khác. Vừa làm vừa lo, nhanh nhanh lên biết đâu mai bị phong toả thành phố :)) Sau một thời gian dài cặm cụi chấm từng miếng topping lên trên tô pate, mời các bạn chiêm ngưỡng sản phẩm dưới đây.
Mục đích của việc phóng lớn topping này là giúp hình ảnh bắt mắt hơn và khi các “con Sen” mua sắm sẽ dễ dàng phân biệt hương vị của sản phẩm thông qua các nguyên liệu được thể hiện trên mặt tô pate.
Sản phẩm thực tế: Texture mịn hơn, các nguyên liệu xay nhỏ, chưa rõ màu sắc và khối.
Sản phẩm đã có styling: Texture đa dạng hơn, bổ sung các khối nguyên liệu và màu sắc khác nhau, nhìn bắt mắt hơn.
Những loại topping mình đặt lên trên mặt của tô pate đều thuộc công thức của từng món ăn. Một số gia vị thì cũng không cần thiết phải hiển thị nên mình chỉ chọn những thứ có màu sắc nổi trội và texture đặc biệt để phân biệt đặc tính chủ đạo của sản phẩm.
2. Styling với sản phẩm thực tế
Một số hạng mục chụp mình cần test trước với những loại prop để quyết định xem sẽ sử dụng loại chất liệu, kích thước thế nào. Việc này cũng đảm bảo tiết kiệm thời gian khi on set vì mình đã chuẩn bị tính toán theo cặp prop với nhau rồi. Khi chụp chỉ cần lấy theo cặp và đổ pate lên thôi.
3. Styling sản phẩm cùng nguyên liệu
Phần này mình cũng cần có một sự chuẩn bị kỹ càng cho các set chụp với nguyên liệu. Trong một số layout đã onair, bao bì Petchoy cùng với nguyên liệu đi kèm. Ở các set chụp này mình chỉ cần đặt sản phẩm ở giữa, sau đó trang trí thêm nguyên liệu xung quanh. Màu sắc cũng cần hài hoà với packaging nên các nguyên liệu đi kèm phải match với background và màu của bao bì.
Một trong những shoot mình thích nhất là tấm này, nguyên liệu được trang trí từ trạng thái raw sau đó biến thành tô pate tươi. Nhìn có xịn không hả các bạn? Phần pate là sau khi chụp xong thì ghép riêng thôi nha. Còn tô thật mình chỉ xếp có nguyên liệu tươi thôii.
Như các bạn đã thấy, hầu hết kết quả công việc của mình đến từ sự chuẩn bị. Để styling một tấm hình đẹp cần suy nghĩ về các hướng tạo dáng thế nào? Bao nhiêu prop là đủ? Màu sắc sẽ hài hoà ra sao, hay kích thước của mỗi đồ vật đứng cạnh nhau cũng quan trọng để tạo nên một tổng thể hài hoà. Công việc của mình có những rủi ro như: order mà hàng bị hỏng, bể vỡ, đồ mua về bị sai màu, không đúng texture hay đơn giản là hết hàng thì mình phải tìm cách để xử lý nó. Styling không đơn giản chỉ là xếp các món đồ chơi vào với nhau mà food styling bạn phải thật sự hiểu về sản phẩm mới đi đúng hướng được. Mỗi topping mình đặt lên trên chiếc tô pate nó sẽ in ở đó nhiều năm, nhiều khách hàng nhìn thấy nó, quen với nó và đằng sau đấy là cả một câu chuyện. Mình xin chia sẻ các công thức làm việc của mình với project Petchoy này.
60% đến từ sự chuẩn bị
40% đến từ sự tận tâm và tỉ mỉ