Lý do bạn nên trả giá cao cho Food Stylist

 
IMG_0406 (1).png

Đặt vấn đề thẳng thắn nhé. Mỗi khi chụp hình đồ ăn, sản phẩm liên quan tới đồ ăn, bạn nghĩ ngay đến photographer đúng không? Hiển nhiên, không có photo thì làm gì có ảnh. Vậy muốn chụp ảnh nhưng muốn đẹp nữa thì thiếu gì? Nếu thuê thêm food stylist thì giá có cao quá cho một bộ ảnh không? Hiệu quả của nó tới đâu? Chỉ cần máy xịn thôi là có ảnh đẹp rồi, không quan trọng stylist đâu, để photo tự xếp, đơn giản mà...

 

1. Photographer không thể làm hết mọi việc

Có nhiều khách hàng khi thuê một photographer để chụp hình cho sản phẩm của họ với mong muốn hình ảnh đẹp y như những tấm pano quảng cáo. Nhưng để có những kết quả hoàn hảo đó phải có sự góp sức lớn từ food stylist.

IMG_0091.JPG

Không phủ nhận có những photographer có năng khiếu về styling nhưng nếu làm việc một mình thì kết quả sẽ không đạt hiệu quả cao nhất có thể vì 2 cái đầu luôn hơn 1 cái đầu. Nếu photographer đang bận chỉnh đèn hướng nào thì ai sẽ là người giữ cho bát mì tôm không bị trương đầy nước? Và khi bạn có cả photographer lẫn food stylist làm việc hiệu quả thì thời gian cho ra sản phẩm cũng nhanh hơn.

Photographer dành nhiều thời gian chỉnh sửa ánh sáng, góc máy chụp hình trong buổi chụp còn food stylist phải chuẩn bị vô số việc lặt vặt trước buổi chụp.

Tôi có một sản phẩm đẹp, tôi muốn sản phẩm của tôi phải được đặt trong một bối cảnh đẹp, bát đĩa độc đáo để tôn giá trị sản phẩm. Tôi muốn concept phải mới lạ. Ai làm cho tôi? Photographer lo chụp hình vả sửa ảnh, food stylist lo việc còn lại. Việc còn lại là việc gì?

Food stylist lao động cả trí não lẫn chân tay


2. Kiêm props stylist, producer

Có ít người ở Việt Nam đang làm set design cho food stylist (chế tác các dụng cụ, đồ decor, set design đặc biệt dành cho chụp hình), hầu hết prop đều do food stylist tự làm cả.

 
Trước mỗi project Food stylist phải checklist cho hàng trăm món đồ khác nhau

Trước mỗi project Food stylist phải checklist cho hàng trăm món đồ khác nhau

Và gói ghém cẩn thận nếu phải đi xa.

Và gói ghém cẩn thận nếu phải đi xa.

 

Props đẹp, độc đáo là yếu tố hỗ trợ rất nhiều cho mức độ thẩm mỹ của hình ảnh. Dự án gần đây nhất của tôi phải chuẩn bị đến 60kg bát đĩa. Số kg này chưa bao gồm các dụng cụ nồi niêu xong chảo, bếp ga... Những props này được lựa chọn kỹ lưỡng từ các cửa hàng gốm, các hội chợ và những lần đi sưu tầm ở các địa phương khác nhau. Cách sử dụng chúng thế nào thì food stylist cũng phải có kiến thức về văn hoá để phù hợp với từng yêu cầu dự án.

 
 
IMG_0576.png

Những hoạ tiết trên bát đĩa là thuộc nền văn hoá nào? Màu sắc của nó có bắt mắt hơn sản phẩm không?

Bạn sử dụng chất liệu gì cho 1 concept chụp đồ ăn châu Á? Nó phù hợp với thế kỷ 21 không? Những hoạ tiết trên bát đĩa là thuộc nền văn hoá nào? Màu sắc của nó có bắt mắt hơn sản phẩm không?

Tôi còn phải bảo quản thật kỹ đống props sưu tầm quý giá này nếu không muốn đội ngũ chuyển phát quăng vỡ nó. Food stylist không được mang chiếc ấm sứt môi on set và giá để vận chuyển nó từ Hà Nội tới Sài Gòn thì không hề rẻ.

Thời gian để tôi chuẩn bị cho project còn nhiều hơn thời gian chụp hình. Nếu photographer và stylist cùng  được trả tiền trong lúc chụp hình thì ai trả tiền cho food stylist chuẩn bị props? Bạn tin không kho prop của tôi hiện tại còn giá trị hơn tiền mua máy ảnh của photographer. Ai trả tiền hao mòn chi phí để tôi đi tìm kiếm những thứ đó? Nó không dễ mua như mua hàng công nghệ, online - click chuột - sở hữu. Còn background của tôi đôi khi phải ngồi quét xi măng, bảo quản để không vỡ, hỏng, chống shock, trả tiền vận chuyển vì nó quá cồng kềnh. Sau khi chụp hình food stylist ở lại lâu nhất để kiểm đồ. Những 60kg bát đĩa 2 người rửa cũng phải mất 1,5 tiếng. Trong khi photographer tháo đèn và chân máy mất 15 phút thôi, gọn gàng, sạch sẽ không dầu mỡ. Còn tôi thì phải mua thêm dầu rửa bát. 

 

3. Chạy đua với thời gian, Đối phó với nguyên liệu tươi sống

11.png
Đây là khâu cực kỳ quan trọng.
22048058_1496062107138210_4371501592025339467_o.jpg
IMG_0082.JPG
 
 

Nếu photographer chụp hình lúc 9h sáng thì anh ta sẽ chuẩn bị setup lúc 8h. Còn food stylist đi chợ từ 6h sáng. Đồ ăn có còn tươi cho đến 9h on set không? Và 1 ngày dài sau đó?

25636267-2BAF-4D86-B810-2E7A7FA21DEC.JPG

Tôi đi chợ lúc 6h sáng, tôi cần mua cà rốt màu đỏ cam. không phải cam, Không phải vàng cam!

 

Nhưng mà đôi khi...

 
IMG_6131.JPG

Phải làm sao với tình trạng này

Có bao nhiêu người phân biệt được 3 màu đỏ cam, cam, vàng cam? Vậy nên có trợ lý thì tôi cũng không thể giao hết việc cho họ được, có thể trợ lý sẽ mang về củ cà rốt đỏ cam với lớp vỏ đang chuyển độ, vẫn sai. Đây là lý do tôi phải là người dậy sớm nhất. Chưa chắc đi 1 cái chợ tôi mua được số cà rốt mình cần, tôi có kế hoạch B ở Vinmart, kế hoạch C ở Fivi Mart hoặc kế hoạch E, F, G nếu hết mùa rồi không mua được cà rốt nữa. Sau khi xài hết các phương án lúc ấy tôi đang ở quá xa studio, gặp thêm tắc đường nữa, có thể food stylist sẽ đến muộn. Không ai thích một người đi làm muộn cả. Một trong những rủi ro nhắc ở bài trước.

 
IMG_0627.png
 

Tôi đang ở trên xe taxi và xếp đồ cẩn thận để không bị dập 1 cái lá rau nào. Bây giờ tôi đang on set, cà rốt vẫn ổn vì thân cứng còn rau mùi đã để được 2 tiếng rồi mà đến trưa nó mới được xuất hiện cơ. Gói gém các em rau mùi cẩn thận để giờ hoàng đạo em còn toả sáng kết hôn với anh hành lá. Đến giờ đẹp rồi, Mùi ơi dậy đi còn lấy chồng. Food stylist đã xịt nước để hồi sức cho cô dâu và cắt tỉa tóc tai gọn gàng, hỗn lễ diễn ra hết sức tốt đẹp.

 
 
 
IMG_6137.JPG

Food stylist phải nhớ hàng trăm nguyên liệu

Không chỉ có bằng ấy rau củ tươi đâu nhé. Food stylist phải nhớ hàng trăm nguyên liệu hầm bà lằng khác đấy. Định lượng của từng loại là bao nhiêu gram? Bắp cải đường kính 15cm hay 20 cm? Bí xanh cỡ nào thì được? Gà 2 kg tỷ lệ khác với 2,5 kg ra sao? Thịt bỏ ra khỏi tủ lạnh bao lâu thì có mùi?... Mỗi một loại bảo quản khác nhau, thời gian sống thanh xuân cũng khác nhau nữa.

 

 

Công việc nhiều kéo dài ngày thì càng có nhiều yếu tố phát sinh. Biết đâu đấy ngày hôm sau brief thay đổi từ phía khách hàng dù việc này bất khả kháng nhưng cần ứng phó. Cuối cùng tôi đi ngủ lúc 2h sáng sau khi hoàn thành một đống sketch thay thế. Vẽ phải dễ hiểu nhé, vẽ không hiểu là ekip chịu luôn không hỗ trợ được đâu!

IMG_0055.JPG

Tôi bị nhốt dưới cái chân máy từ sáng đến tối để chỉnh rau.

Vì là người tiếp xúc cự li gần nhất với đèn công suất lớn nên mắt của tôi tăng thêm 2 độ cận thị.

 

4. Vị trí đôi khi cũng biến tấu lắm, kiêm thêm mấy việc nữa...

IMG_1049.JPG

hand talent xuất hiện

Em gái xinh đẹp hãy chú ý chị làm để lên hình bắt chước y hệt nhé.

 

Mai là ngày quay, tôi phải họp lại lần cuối với ekip để đảm bảo không xảy ra thiếu sót gì. Cameraman có kỹ năng chuyên môn của họ nhưng người hiểu đồ ăn đó đẹp nhất góc nào thì lại là tôi - Food stylist. Đúng rồi, tôi phải tham gia phần kịch bản nữa.

 
Kỹ năng và chuyên môn tổng hợp Food stylist lấy đâu ra?

5. Là người có kỹ năng tổng hợp, kinh nghiệm trong nhiều ngành khác nhau

IMG_1531.JPG

Tôi đã tốn nhiều tiền, nhiều thời gian, công sức để học. Và càng ngày phải học thêm nhiều thứ. Mỗi project là một thử thách mới, tiếp xúc với dòng sản phẩm khác nhau, văn hoá ẩm thực khác nhau. Tôi phải bắt đầu với chúng từ những kiến thức căn bản nhất và mua những thiết bị hỗ trợ khác như máy xay, máy ép, tủ lạnh, tủ cấp đông... Mỗi một bài học như vậy lại rút ra thêm nhiều kinh nghiệm mới.

Tôi có nền tảng 6 năm học mỹ thuật, 1 năm học đồ hoạ, tự học nấu ăn, tự tìm hiểu về chất liệu, tham khảo về chụp ảnh, học để hiểu thêm về quay film, dựng film. Tôi tự làm hand talent, kiêm producer cho nhiều dự án. Nếu không có art director tôi sẽ thay họ định hướng concept chụp hình.

Ngoài việc hài lòng khách hàng tôi còn phải làm hài lòng khách hàng của khách hàng nữa

Food stylist phải chịu áp lực cao, chạy đua với deadline. Thẩm mỹ mà tôi áp dụng lên sản phẩm sẽ có hàng ngàn người sử dụng nó. Tôi biết họ thích gì? Thói quen ăn uống thế nào? Xu hướng ra sao? Nó phù hợp với số đông hay không? Với những kiến thức như vậy food stylist có xứng đáng được trả lương cao không?

Để làm được food stylist không hề đơn giản